Nằm trong mục tiêu hỗ trợ tối đa cho khách hàng, giúp khách hàng đạt được kết quả sống sau rã cao nhất đối với sản phẩm Cryotop, Kitazato đã tổ chức buổi hỏi đáp cùng chuyên gia trên nền tảng online, là chuyên viên phôi học Gisela Maggiotto, thuộc Nhóm chuyên gia cao cấp về Vitrification của Kitazato giúp khách hàng thêm sáng tỏ và tự tin khi sử dụng.
7 phần của buổi trao đổi bao gồm các chủ đề:
Phần 1: Tốc độ làm ấm và Tốc độ làm lạnh và Ảnh hưởng của thành phần môi trường
Phần 2: Các mẹo và thủ thuật giúp mang lại tỉ lệ sống sau rã và kết quả lâm sàng tốt nhất
Phần 3: Vấn đề bảo tồn khả năng sinh sản mang tính xã hội “Social”
Phần 4: Việc bảo tồn trong các chỉ định y khoa để đảm bảo sức khỏe sinh sản
Phần 5: Ngân hàng trứng phục vụ cho việc hiến tặng trứng (noãn)
Phần 6: Đóng góp vào các chương trình PGT – Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ
Phần 7: Chu kỳ trữ phôi toàn bộ
Với vai trò là đại diện duy nhất của Kitazato tại Việt Nam, Intesco sau đây sẽ tổng kết các câu hỏi và câu trả lời trong buổi trao đổi cùng chuyên viên phôi học Gisela Maggiotto, thuộc Nhóm chuyên gia cao cấp về Vitrification của Kitazato đã diễn ra vừa qua, nhằm mục tiêu cung cấp thông tin giúp khách hàng
ĐẠT ĐƯỢC TỈ LỆ SỐNG SAU RÃ CAO NHẤT CÙNG KỸ THUẬT TRỮ LẠNH VỚI SẢN PHẨM CRYOTOP CỦA KITAZATO
Mời các anh chị chuyên viên phôi học và các bác sĩ cùng tham khảo:
Phần 1: Tốc độ làm ấm và Tốc độ làm lạnh và Ảnh hưởng của thành phần môi trường
Câu 1: Tại sao môi trường quy trình trữ rã của Kitazato thực hiện ở nhiệt độ phòng?
Khả năng thẩm thấu và cách hoạt động của nước, chất bảo quản đông lạnh trao đổi qua màng tế bào như thế nào, phụ thuộc vào nhiệt độ. Môi trường của Kitazato thì hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ phòng. Bởi ở nhiệt độ phòng, là nhiệt độ mà tại đó cho phép diễn ra sự trao đổi chính xác giữa nước và chất bảo quản động lạnh, để bảo vệ màng tế bào nguyên vẹn. Quy trình làm ấm là bước đầu tiên, sẽ được thực hiện ở 370C. Sự khác biệt chính xác về nhiệt độ từ -196ºC đến 370C là yếu tố quan trọng cần được đảm bảo nhằm được kết quả tốt sau này của quy trình trữ-rã Kitazato.
Câu 2: Chức năng của Hydroxipropyl Cellulose trong môi trường là gì?
Hyproxipropyl Cellulose là thành phần thay thế albumin, được xem là một nguồn cung cấp protein cho tế bào. Dung dịch Vitri được bổ sung HPC cho độ nhớt cao hơn và mang lại tỉ lệ sống sót sau rã cao hơn, đồng thời giúp tránh được nguy cơ nhiễm nội độc tố và virus. Nó cũng làm giảm tình trạng stress cơ học cho tế bào trong suốt quá trình làm ấm và tăng tỉ lệ sống ở phôi nang giai đoạn giãn nở.
Câu 3: Tốc độ làm ấm có quan trọng hơn tốc độ làm lạnh?
Cả hai đều quan trọng. Nhưng, nếu đảm bảo tốc độ làm ấm cao thì sẽ tránh được hiện tượng kết tinh – hiện tượng gây chết cho tế bào trong quá trình rã. Theo protocol của Kitazato, chúng ta sẽ đảm bảo được cả tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm cao.
Câu 4: Kitazato có chứa DMSO, và chúng tôi nghe nói, nó sẽ gây hại cho tế bào.
Ngày nay, DMSO là một chất bảo quản đông lạnh được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở khắp nơi, vì nó cho thấy không những có hiệu quả trong trữ phôi mà còn cả trong trữ trứng. Kết hợp với EG, môi trường Kitazato cam kết ít độc tố hơn và đem lại kết quả tốt nhất sau rã đông.
Phần 2: Các mẹo và thủ thuật giúp mang lại tỉ lệ sống sau rã và kết quả lâm sàng tốt nhất
Câu 1: Cùng một lúc nên trữ bao nhiêu trứng?
Theo protocol của hãng, tối đa 16 trứng có thể được vitri ở cùng một thời điểm. Tất cả 16 trứng sẽ được làm cân bằng trong môi trường cân bằng ở cùng một giếng đầu tiên, sau đó ở phút thứ 12, chúng tôi sẽ bắt đầu bước thủy tinh hóa liên tiếp, lấy mỗi một nhóm 4 trứng một lần. Cần kiểm soát thời gian của trứng trong môi trường VS để đảm bảo trứng được ở trong môi trường này không dưới 1 phút, và không bao giờ tái sử dụng môi trường VS. Mỗi nhóm 4 trứng phải có một phạm vi môi trường VS riêng và đảm bảo môi trường sử dụng là mới hoàn toàn.
Câu 2: Bước nào mang tính quyết định trong quá trình vitri – thủy tinh hóa
Bước tiếp xúc với môi trường VS (1 phút), bởi vì nồng độ CPA ở bước này cao.
Câu 3: Thể tích môi trường khi load lên cryotop được khuyến nghị là bao nhiêu?
Các tế bào phải được load lên cryotop với thể tích tối thiểu để đảm bảo tốc độ làm lạnh cao nhất, tuy nhiên, nếu vượt quá ngưỡng giới hạn, thì sẽ gây hại cho tế bào, làm cho tế bào bị dính chặt vào Cryotop khi rã. Chúng tôi khuyến nghị load với một thể tích tối thiểu để đảm bảo tốc độ làm lạnh, vừa đủ bao phủ các tế bào, nhưng không được quá khô, để ngăn ngừa tình trạng dính chặt cũng như gây stress cơ học cho tế bào trứng/phôi khi rã.
Câu 4: Khi nhúng cryotop vào Ni tơ lỏng, tại sao chúng tôi phải lắc nó?
Để loại bỏ bong bóng khí và làm tăng tốc độ làm lạnh
Khi các mẫu/tế bào đã được trữ lạnh, vui lòng chú ý trong quá trình bảo quản Cryotop. Việc tiếp xúc dù nhanh với nhiệt độ phòng sẽ dẫn đến việc hình thành tinh thể đá và gây tổn thương cho tế bào.
Câu 5: Có khuyến nghị phải làm xẹp ( collapse) phôi nang trước khi trữ không?
Khi sử dụng môi trường của Kitazato, không cần phải collapse nang trước khi trữ. Tỉ lệ sống của phôi nang có khoang giãn nỡ rất cao, đến 98%.
Câu 6: Số trứng/phôi tối đa và tối thiểu có thể được trữ trên 1 cryotop?
Tối thiểu là 1 và tối đa là 4.
Câu 6: Chúng tôi phải giữ bao lâu trong môi trường nuôi cấy sau rã để có thể chuyển phôi? Phải quan sát thông số nào để biết?
Khuyến nghị nuôi cây 2-4 giờ sau rã. Mức độ giãn nở của phôi là yếu tố hình thái học quan trọng nhất để dự đoán tỉ lệ thành công, hơn cả độ TE và ICM.
Phần 3: Vấn đề bảo tồn khả năng sinh sản mang tính xã hội “Social”
Câu 1: Độ tuổi tốt nhất để bảo tồn khả năng sinh sản?
Khoa học đã chứng minh, khả năng sinh sản của phụ nữ sau 35 tuổi giảm đáng kể. Ngày nay, phụ nữ quyết định bảo tồn trứng của mình trong khoảng độ cuối những năm 30 và đầu những năm 40. Vì thế, theo nhiều nghiên cứu, đã khuyến khích phụ nữ nên trữ trứng dưới 35 tuổi vì chất lượng trứng khi đó của họ sẽ tốt hơn.
Câu 2: Cần trữ bao nhiêu trứng để cho kết quả tốt hơn?
Theo một nghiên cứu hồi cứu lớn, đã chứng minh cho thấy số lượng trứng kết hợp với tuổi khi trữ có liên quan mật thiết đến tỉ lệ thành công. Thực tế, những bệnh nhân lựa chọn trữ trứng dưới 35 tuổi, trữ 10-15 trứng có xác xuất tích lũy có con là 45 -70%, trong khi đó ở những bệnh nhân trên 35 với cùng số trứng trữ, tỉ lệ thành công giảm từ 25 – 40%
Câu 3: Trứng có thể trữ lạnh trong thời gian bao lâu?. Kitazato có đề xuất nào về khoảng thời gian?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối tương quan giữa khoảng thời gian bảo quản lạnh và tỉ lệ sống. Điều đó cho thấy rằng trứng còn sống sau rã có thể giữ được tiềm năng phát triển của nó thành các phôi có đủ khả năng, thậm chí sau cả một thời gian bảo quản lâu dài.
Phần 4: Việc bảo tồn sinh sản trong các chỉ định y khoa để đảm bảo sức khỏe sinh sản
Câu 1: Tại sao điều trị ung thư có thể gây vô sinh?
Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hay kết hợp của các phương pháp điều trị này có thể gây suy buồng trứng sớm vì buồng trứng rất nhạy cảm. Các tổn hại sẽ liên quan đến sự dự trữ của buồng trứng, mức độ ảnh hưởng rộng rãi và đa dạng, phụ thuộc vào từng bệnh nhân khác nhau.
Câu 2: Cô có khuyến nghị trữ trứng hay trữ mô buồng trứng ở những bệnh nhân ung thư không?
Nhìn chung, các khuyến nghị sẽ được đưa ra tùy thuộc vào bệnh, độ tuổi, thời điểm, mức độ chuyên môn của từng trung tâm để thực hiện được kỹ thuật này hoặc kỹ thuật khác.
Trữ trứng được xem là phương pháp chuẩn để bảo tồn khả năng sinh sản cho những phụ nữ đang đối diện với những bệnh lành tính và với những người có thể trì hoãn các liệu pháp điều trị ung thư mà vẫn an toàn. Mặt khác, trữ mô buồng trứng, chủ yếu được chỉ định cho các bé gái tiền dậy thì và những phụ nữ phải điều trị ung thư ngay lập tức.
Câu 3: Cô nghĩ sao về việc bảo tồn khả năng sinh sản cho những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung?
Trữ trứng bằng kỹ thuật thủy tinh hóa rất được khuyến khích ở những bệnh nhân lạc nội mạc tử cung trước khi điều trị phẫu thuật. Những phụ nữ trẻ là những ứng cử viên thích hợp nhất cho phương pháp này vì họ sẽ cần ít chu kỳ kích thích buồng trứng hơn do sự dự trữ buồng trứng và tiên lượng sinh sản tốt hơn. Nếu như không có bất cứ lần phẫu thuật nào trước đó thì họ có cơ hội thu được số lượng trứng cao hơn và cuối cùng là họ sẽ đạt được tỉ lệ sinh sống tích lũy cao hơn.
Câu 4: Có thể thực hiện trữ mô buồng trứng cùng với trữ trứng không?
Trữ mô buồng trứng thực hiện sau khi kích thích buồng trứng và trữ lạnh trứng mang lại cơ hội thành công cao hơn cho các bệnh nhân trẻ, miễn là việc trì hoãn hóa trị vẫn nằm trong mức an toàn.
Phần 5: Ngân hàng trứng phục vụ cho việc hiến tặng trứng (noãn)
Câu 1: Chiến lược sử dụng trứng tươi hay trứng trữ tốt nhất là gì?
Đã có những bằng chứng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng trứng trữ hay trứng tươi trong các chu kỳ xin cho trứng. Tuy nhiên, việc sử dụng trứng trữ sẽ mang đến những lợi ích theo sau thông qua việc khắc phục các hạn chế khi sử dụng trứng tươi, như:
Quản lý chu kỳ dễ dàng hơn. Không cần phải đồng bộ giữa người cho và người nhận
Giảm thiểu danh sách chờ
Đặt ngày chuyển phôi dễ dàng hơn. Bệnh nhân giảm thiểu stress, tự tin và thấy thoải mái hơn.
Câu 2: Chiến lược tốt nhất cho một chu kỳ xin trứng từ ngân hàng là gì?
Hai chiến lược chính được thực hiện cho các chu kỳ xin cho trứng xuyên biên giới – giữa các quốc gia, giữa các trung tâm là:
- Tiến hành thụ tinh trứng tươi của người cho với tinh trùng của chồng người nhận, tạo ra phôi và trữ lạnh phôi bằng kỹ thuật thủy tinh hóa, sau đó chuyển phôi này về trung tâm IVF để tiến hành rã và chuyển phôi trữ.
- Mang trứng người cho đã trữ về trung tâm, sau đó rã và tiến hành ICSI với tinh trùng của chồng người nhận, nuôi cấy đến giai đoạn blastocyst, sau đó chuyển đơn phôi – 1 phôi.
Tùy trường hợp mà chúng ta có thể chọn cách này hay cách kia.
Câu 3: Phân bổ trứng trữ của người cho như thế nào ở mỗi cặp vợ chồng để tối đa hóa kết quả lâm sàng?
Rã nhiều trứng tất nhiên sẽ mang lại sự tự tin cho tỉ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu cho thấy rằng, rã trung bình 7 đến 9 trứng có liên quan đến tỉ lệ sinh sống tích lũy sẽ >50%. Đây là một kết quả tốt, hợp lý cả ở khía cạnh cân đối chi phí cho bệnh nhân trong vấn đề quản lý những kế hoạch điều trị.
Câu 4: Số phôi thu được và số phôi chuyển tầm bao nhiêu trong chu kỳ xin cho trứng?
Sau rã đông, trứng của người cho sẽ được thụ tinh với tinh trùng của chồng người nhận, số lượng phôi nang tốt được tạo ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để đảm bảo cho một chu kỳ điều trị hiệu quả và phụ hợp, chúng tôi khuyến nghị chuyển đơn phôi blastocyte để ngăn ngừa đa thai. Số phôi dư còn lại sẽ được bảo quản để cho lần sau nếu lần này thất bại, hoặc cho em bé thứ hai.
Câu 5: Sử dụng phương pháp thủy tinh hóa – vitri có đảm bảo an toàn cho chương trình trữ lạnh trứng cho ngân hàng trứng?
Các quy trình thủy tinh hóa cho Ngân hàng trứng sẽ do các chuyên viên phôi học được đào tạo và có trình độ thực hiện, sử dụng các sản phẩm được cấp chứng nhận từ các cơ quản có thẩm quyền quản lý để chắc chắn về tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng. Phương pháp thủy tinh hóa với Cryotop được chứng minh rộng rãi thông qua kết quả về tỉ lệ sống sau rã cao nhất và đó là lý do tại sao Kitazato là sản phẩm được tham khảo để sử dụng trong các chương trình xây dựng Ngân hàng trứng trên toàn thế giới, cung cấp dịch vụ chất lượng cao và cam kết thành công ở mức tối đa.
Sự thành công trong trong việc hiến tặng trứng yêu cầu sự phối hợp làm việc với nhau giữa Ngân hàng trứng và trung tâm IVF để đảm bảo tỉ lệ sống sau rã cao. Vì mục tiêu đó mà một số Ngân hàng trứng cung cấp các khóa đào tạo thực hành rã đông cho các trung tâm hợp tác với Ngân hàng để đảm bảo về tỉ lệ sống.
Phần 6: Đóng góp vào các chương trình PGT – Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ
Câu 1: Ảnh hưởng của sự tái giãn nở ở phôi nang lên kết quả là như thế nào?
Độ tái giãn nở của phôi nang sau rã đông được xem là một chỉ số cho biết về tình trạng phục hồi của phôi trữ và trong một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các phôi nang sau rã đông có độ tái giãn nở nhanh có tỉ lệ mang thai cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cũng biểu thị rằng có sự điều chỉnh hình thái của phôi trước khi trữ, từ đó khả năng dự đoán này trở nên không còn đáng kể, đối với những phôi nang đơn bào và chưa được xét nghiệm trước trữ. Vì thế, họ ủng hộ cho ý kiến rằng đặc điểm của phôi trước trữ là biểu thị rõ ràng nhất cho khả năng làm tổ của phôi.
Câu 2: Việc sinh thiết có thể có ảnh hưởng đến phôi sau rã đông không?
Nhiều dữ liệu được công bố từ các nhóm quan trọng, các nhóm mà họ thực hiện chương trình PGT hàng ngày, xác nhận về tính tin cậy cao của kỹ thuật thủy tinh hóa và sinh thiết. Nhưng, cũng phải nói rằng tỉ lệ sống của phôi nang thấp hơn có thể liên quan đến chất lượng phôi trước trữ kém và tỉ lệ phôi phát triển chậm.
Câu 3: Sinh thiết 2 lần có an toàn ở khía cạnh kết quả sống sau rã và làm tổ?
Theo các dữ liệu được báo cáo cho đến nay thì phù hợp để cho rằng dường như không có tác hại nào bắt nguồn từ việc tái sinh thiết và thực hiện chu kỳ rã đông sau đó. Tỉ lệ làm tổ của các phôi nang sống sau rã theo một số báo cáo, nằm trong khoảng 38 -57%. Với dữ liệu này, có thể đề xuất rằng phôi nang ở người có khả năng chịu đựng để chống lại một số nguồn gây căng thẳng cho nó, điều này cũng hỗ trợ cho tính an toàn của phương pháp thủy tinh hóa. Vì thế, tái trữ, tái rã là một lựa chọn và kết quả sinh sản dường như không ảnh hưởng đáng kể. Chỉ cần phôi nang đang thực hiện các kỹ thuật này không phải là phôi có chất lượng kém trước trữ và không phải là phôi có tốc độ phát triển chậm.
Phần 7: Chu kỳ trữ phôi toàn bộ
Câu 1: Chủ trương trữ phôi toàn bộ là gì?
Chủ trương của trữ phôi toàn bộ bao gồm việc bảo quản lạnh toàn bộ phôi và chuyển phôi sau đó trong một chu kỳ tự nhiên hay trong một chu kỳ theo dõi và chuẩn bị nội mạc. Mục đích là để tạo môi trường sinh lý cho việc làm tổ tốt hơn khi chuyển phôi, loại bỏ tác dụng phụ của gonadotropin. Thêm vào đó thì việc trữ lạnh phôi toàn bộ còn để phục vụ cho những phụ nữ gặp phải trường hợp đáp ứng buồng trứng kém.
Câu 2: Trữ phôi toàn bộ được chỉ định cho bệnh nhân nào?
Chỉ định trữ phôi toàn bộ được chỉ định khi chu kỳ phôi tươi, bệnh nhân có dấu hiệu của những ảnh hưởng từ quá trình kích thích buồng trứng. Những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao hội chứng quá kích buồng trứng, nồng độ progesteron cao trong ngày trigger và bất thường nội mạc tử cung.
Trữ phôi toàn bộ cũng được thay thế cho các trường hợp hủy chu kỳ do đáp ứng buồng trứng kém khi chuyển phôi tươi không có lợi.
Câu 3: Trữ phôi toàn bộ có làm giảm thiểu các chu kỳ hủy không?
Hủy chu kỳ là một mối quan tâm chính trong các chu kỳ IVF, về khía cạnh cảm xúc và cả chi phí của bệnh nhân. Đối với những trường hợp đáp ứng buồng trứng kém, nguy cơ hủy chu kỳ cao hơn ở những người đáp ứng bình thường, nguyên do chính nằm ở chỗ số trứng thu được ở mỗi lần kích thích thấp hơn so với bình thường. Đó là lý do mà chiến lược trữ phôi toàn bộ bằng cách trữ lại tất cả trứng hay phôi sau những chu kỳ kích thích buồng trứng liên tiếp là một hướng tiếp cận tốt cho những bệnh nhân thuộc dạng này.
Câu 4: Chủ trương trữ phôi toàn bộ không làm ảnh hưởng đến kết quả sống sau rã trong trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa – vitri, có phải như vậy không?
Nguy cơ hủy chu kỳ do tổn thương trong quá trình trữ rã bảo quản lạnh đã trở thành những nguy cơ cực kỳ thấp. Kết quả lâm sàng trừ chuyển phôi trữ lạnh đã cho thấy tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ có thai cao hơn so với các chu kỳ kích thích buồng trứng có kiểm soát. Các tác động bất lợi từ trữ phôi toàn bộ liên quan nhiều hơn đến phác đồ kích thích hơn là ở chính kỹ thuật trữ lạnh.
Câu 5: Bảo quản phôi tốt hơn là bảo quản trứng, đúng hay sai?
Cho dù sau rã, tỉ lệ sống của phôi có cao hơn so với trứng. Với các bệnh nhân đang nhận được những lợi ích của chiến lược của những chu kỳ trữ toàn bộ, thì cả hai chiến lược, tích lũy trứng hay là trữ phôi toàn bộ đều có thể mang đến tỉ lệ làm tổ cao hơn so với các chu kỳ chuyển phôi tươi.
Để biết thêm chi tiết về sản phẩm của Kitazato, có thể click vào đây, hoặc liên hệ trực tiếp với Intesco qua mục Liên hệ. Đội ngũ tư vấn của Intesco luôn sẵn sàng giải đáp.
Với mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, Intesco hy vọng qua những câu hỏi và câu trả lời đến từ chuyên gia sẽ mang đến niềm tin rằng Kitazato xứng đáng với sự lựa chọn với những khách hàng đang sử dụng và các khách hàng đang còn băn khoăn có thể tự tin đặt Kitazato vào danh sách tham khảo cho sự chọn lựa.
Các video của 7 phần hỏi đáp, các anh chị chuyên viên phôi học, bác sĩ có thể tham khảo:
Phần 1: Tốc độ làm ấm và Tốc độ làm lạnh và Ảnh hưởng của thành phần môi trường
Phần 2: Các mẹo và thủ thuật giúp mang lại tỉ lệ sống sau rã và kết quả lâm sàng tốt nhất
Phần 3: Vấn đề bảo tồn khả năng sinh sản mang tính xã hội “Social”
Phần 4: Việc bảo tồn trong các chỉ định y khoa để đảm bảo sức khỏe sinh sản
Phần 5: Ngân hàng trứng phục vụ cho việc hiến tặng trứng (noãn)
Phần 6: Đóng góp vào các chương trình PGT – Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ
Phần 7: Chu kỳ trữ phôi toàn bộ
Biên tập: Trang Thanh Nhã – Intesco
Tin thế giới: Covid-19 dẫn đến tăng đáng kể số phụ nữ quyết định trữ lạnh trứng